Reading 2022-04-20

Metadata

Notes from reading

Theo Thông tư số 50/2017/TT-BTC, tỷ lệ hoa hồng tối đa năm đầu mà tư vấn viên được hưởng thường là 30-40% trên phí bảo hiểm khách hàng đóng 1. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm thường tìm cách lách thông qua hình thức thưởng:

  • nếu tư vấn viên đạt chỉ tiêu trong kỳ để lên/giữ hạng vàng, kim cương hoặc tương tự, khi đó hoa hồng cho 1 tư vấn viên có thể lên đến 60-70% phí bảo hiểm năm đầu thu của khách hàng

-> Điều này có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa tư vấn viên với khách hàng: càng bán gói bảo hiểm nhân thọ đắt thì tư vấn viên càng được thăng hạng cao và hưởng hoa hồng nhiều, bất chấp lợi ích của khách hàng.

Cơ quan quản lý nhà nước và công ty bảo hiểm thiếu kiểm soát chất lượng tư vấn viên

  • Để được cấp phép hành nghề đại lý bảo hiểm nhân thọ, tư vấn viên cần trải qua 1 khóa học 5 ngày + thi 1 kỳ thi cấp chứng chỉ của Bộ tài chính
    • khóa học 5 ngày ko dạy về tài chính nói chung và tài chính cá nhân nói riêng mà tập trung vào ghi nhớ quyền lợi sản phẩm bảo hiểm và 1 số điều luật về bảo hiểm nhân thọ
    • kỳ thi cấp chứng chỉ của Bộ tài chính không dễ nhưng thường không được giám sát nghiêm ngặt
  • Các công ty bảo hiểm: nếu quản lý chặt chất lượng tư vấn viên -> ít tư vấn viên -> doanh thu giảm
  • Thực tế nếu bán đúng và đủ phù hợp với tình hình tài chính cá nhân của khách hàng thì sẽ chủ yếu chỉ bán được các hợp đồng giá rẻ

Trước khi mua bảo hiểm nhân thọ cần hiểu rõ tình hình tài chính cá nhân.

Cấu trúc tài chính cá nhân cơ bản gồm 4 phần:

  • Thu nhập
  • Chi tiêu
  • Tích lũy đầu tư
    • lý tưởng từ 40-70% thu nhập
  • Bảo vệ bảo hiểm
    • giảm phí bảo hiểm tối đa có thể

Cấu trúc phí của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ mà khách hàng đóng:

  • phí ban đầu
    • được tính bằng X% của phí bảo hiểm (X được ghi rõ trong hợp đồng, năm đầu thường 60-80% phí bảo hiểm). Phần này là khách hàng mất trắng, được dùng để chi trả hoa hồng cho tư vấn viên và chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm
  • phí bảo hiểm rủi ro
    • đây là khoản phí khách hàng chi trả để nhận lại quyền lợi bảo hiểm rủi ro. Cơ bản thì phí bảo hiểm rủi ro giữa các công ty bảo hiểm hầu như không khác biệt nhiều nếu xét trên cùng điều kiện (cùng 1 khách hàng, 1 loại rủi ro, 1 số tiền bảo hiểm, 1 thời hạn bảo vệ rủi ro)

Cấu trúc phí của sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp:

  • phí ban đầu (như trên)
  • phí bảo hiểm rủi ro (như trên)
  • phần tích lũy/đầu tư
    • khoản này không liên quan đến bảo hiểm, mà tương tự như việc đầu tư vào quỹ mở. Nghĩa là khách hàng ủy thác cho công ty bảo hiểm để họ mang đi đầu tư hộ, sau này công ty bảo hiểm sẽ trả lại cho khách hàng

cau-truc-phi-bao-hiem

Hiện trên thị trường Vietnam chủ yếu có 2 loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thêm phần tích lũy đầu tư:

  • sản phẩm liên kết chung
    • phần tích lũy đầu tư sẽ được mang đi đầu tư chủ yếu vào các sản phẩm lãi suất cố định (lợi nhuận thấp, nhưng an toàn) như trái phiếu chính phủ/doanh nghiệp
    • lợi nhuận kỳ vọng của sản phẩm này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng
    • công ty bảo hiểm cam kết lợi nhuận tối thiểu, đảm bảo khách hàng không bị lỗ
  • sản phẩm liên kết đầu tư
    • phần tích lũy đầu tư sẽ được mang đi đầu tư chủ yếu vào thị trường chứng khoán
    • lợi nhuận kỳ vọng của sản phẩm này thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng
    • khách hàng chịu hoàn toàn rủi ro nếu đầu tư thua lỗ

Những yếu tố ảnh hưởng đến phí đóng bảo hiểm nhân thọ

  • tuổi
    • tuổi càng cao, phí bảo hiểm càng đắt
  • thời hạn bảo vệ
    • thời hạn bảo vệ càng dài, phí bảo hiểm càng đắt
  • số tiền bảo hiểm
    • số tiền bảo hiểm càng cao, phí bảo hiểm càng đắt
  • rủi ro bảo vệ
    • sản phẩm bảo vệ khách hàng khỏi càng nhiều loại rủi ro khác nhau thì phí bảo hiểm càng đắt

Cách tối ưu cấu trúc sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Đây là quan điểm cá nhân của tác giả.

Có 4 câu hỏi mà người mua bảo hiểm nhân thọ cần tự trả lời

  • Mua bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ trước rủi ro gì
  • mua bảo hiểm nhân thọ cho ai
  • số tiền bảo hiểm là bao nhiêu
  • thời gian bảo vệ trong bao lâu
  1. Mua bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ trước rủi ro gì

    4 loại rủi ro chính, xếp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao xuống thấp

    • tử vong / thương tật toàn bộ vĩnh viễn
      • đây là rủi ro lớn nhất và cũng là bản chất nguyên thuỷ của bảo hiểm nhân thọ
      • khi rủi ro này xảy ra với người được bảo hiểm, gia đình của người đó sẽ nhận được 1 khoản tiền lớn để bù đắp cho phần thu nhập hàng chục năm bị mất đi do người được bảo hiểm không còn nữa
    • bệnh hiểm nghèo
      • với bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, người được bảo hiểm sẽ nhận lại 1 khoản tiền lớn để trang trải chi phí chữa bệnh khi được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo
    • tai nạn
      • đây là 1 sản phẩm khá rẻ, mức bảo vệ cũng tương đối thấp nếu không phải tai nạn nghiêm trọng. Nhưng vì rẻ nên được khuyến khích mua
    • trợ cấp nằm viện
      • bảo hiểm trợ cấp nằm viện sẽ chi trả 1 số tiền cố định dựa trên số ngày người được bảo hiểm phải nằm viện điều trị
      • đây không phải là sản phẩm cần ưu tiền vì:
        • rủi ro nằm viện đã có bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khoẻ
        • phí của sản phẩm này đắt so với mức bảo vệ của nó
  2. Mua bảo hiểm nhân thọ cho ai

    Bảo hiểm nhân thọ cần được ưu tiên mua cho người trụ cột trong gia đình. Có thể mở rộng ra cho các thành viên khác theo nguyên tắc

    • rủi ro tử vong / thương tật toàn bộ vĩnh viễn
      • dành cho những ai đang đi làm kiếm tiền trong gia đình
      • không mua cho con cái hay bố mẹ có tuổi
    • rủi ro bệnh hiểm nghèo
      • ưu tiên cho người đang đi làm kiếm tiền
      • có điều kiện thì mua thêm cho các thành viên khác
    • rủi ro tai nạn
      • mua cho tất cả mọi người. Vì rẻ
    • trợ cấp nằm viện
      • không rẻ so với quyền lợi được bảo về
      • mua cho ai thích và cần

    "Mình muốn mua bảo hiểm cho Bố Mẹ U60?"

    Cần xem xét các vấn đề của việc mua bảo hiểm nhân thọ cho người lớn tuổi, bao gồm

    • phí đắt: vì tuổi càng cao, rủi ro càng cao
    • kê khai thông tin sức khoẻ dễ bị bỏ sót, dẫn đến nguy cơ hợp đồng vô hiệu
    • mua cho người lớn tuổi để bảo vệ rủi ro gì?
      • rủi ro tử vong / thương tật toàn bộ vĩnh viễn
        • với người đã về hưu hoặc gần nghỉ hưu, nếu rủi ro tử vong xảy ra thì thu nhập mất đi là bao nhiêu? có đáng so với chi phí bảo hiểm cần trả để bảo vệ hay không?
      • rủi ro bệnh hiểm nghèo
        • phí đắt
        • người lớn tuổi thường sẽ đi kèm với nhiều bệnh nền. Khi mua bảo hiểm nhân thọ sẽ bị loại trừ các vấn đề sức khoẻ sẵn có. Làm giảm ý nghĩa của bảo hiểm
      • rủi ro tai nạn
        • phí rẻ nên thích thì mua
        • nhưng người lớn tuổi thường ít di chuyển, nên có thể đặt câu hỏi xem có cần hay không?

    Tóm lại, chỉ cân nhắc mua bảo hiểm nhân thọ cho người lớn tuổi nếu:

    • có đủ điều kiện tài chính để đóng phí
    • người được bảo hiểm về cơ bản còn khoẻ mạnh, không có nhiều bệnh nền
  3. Số tiền bảo hiểm là bao nhiêu

    Đề xuất dành cho người được bảo hiểm là trụ cột lao động trong gia đình

    • rủi ro tử vong / thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
      • số tiền bảo hiểm bằng 3-4 lần thu nhập năm của người được bảo hiểm
      • nếu mua với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn thì mức bảo vệ không tương xứng với phần thu nhập bị mất đi (có thể lên đến hơn 20 năm thu nhập) khi rủi ro xảy ra
      • nếu mua với số tiền bảo hiểm lớn hơn thì phí sẽ quá đắt, thu nhập nên để dành cho đầu tư tích sản thay vì bỏ quá nhiều vào bảo hiểm nhân thọ
    • rủi ro bệnh hiểm nghèo:
      • số tiền bảo hiểm bằng 1-1.5 lần thu nhập năm của người được bảo hiểm
      • điều trị bệnh hiểm nghèo là 1 quá trình kéo dài. Mức 1-1.5 lần thu nhập là tương đối cân bằng giữa lợi ích và chi phí bỏ ra cho bảo hiểm
    • rủi ro tai nạn:
      • số tiền bảo hiểm bằng 0.5-1 lần thu nhập năm của người được bảo hiểm
      • vì rẻ nên chủ yếu cân đối theo mức phí đóng là chính

    Ví dụ

    • TH1: 1 người thu nhập 15tr/tháng (200tr/năm) thì mua bảo hiểm tử vong ở mức 1 tỷ (gấp 5 lần thu nhập) là quá cao, và mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo ở mức 100tr là quá thấp
    • TH2: 1 người thu nhập 4-5 tỷ/năm thì có thể không nhất thiết phải mua bảo hiểm nhân thọ vì khách hàng cũng đã tự xây dựng được 1 lượng tài sản đủ lớn cho gia đình rồi. Nhưng cũng không thể mua ở mức 1 tỷ, vì 1 tỷ không đáng kể so với thu nhập tài sản hiện có
  4. Thời gian bảo vệ trong bao lâu?

    Tối đa 20-25 năm, tuỳ thuộc vào độ tuổi hiện tại của người được bảo hiểm. Càng trẻ thì càng cần được bảo hiểm trong thời gian dài hơn.

    • thời gian bảo hiểm càng dài, phí càng cao
    • Nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ quảng cáo là bảo vệ khách hàng đến năm 99 tuổi. Điều này vô nghĩa vì giả sử người được bảo hiểm năm nay 30 tuổi, mua bảo hiểm nhân thọ 1 tỷ, 69 năm sau 1 tỷ đó giá trị còn bao nhiêu?
    • Ngoài ra, tương lai xa không ai nói trước được điều gì. 20 năm đã là rất xa rồi. Không nên quên chỉ mới cách đây 37 năm thôi, vào 1985-09-14

      Thảm họa kế hoạch đổi tiền ngày 1985-09-14. Mỗi gia đình chỉ được đổi lấy 2 nghìn đồng tiền mới. Tỷ giá 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới. Số tiền cũ không đổi được phải tiêu hủy hoặc gửi vào ngân hàng chờ xem xét. Dẫn đến tài sản tích lũy của người dân bị mất sạch. Đây là nỗi kinh hoàng của hàng vạn gia đình, nỗi đau của cả dân tộc.

Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đáng chú ý

Update 2022-01-00

2 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tỉ lệ mức phí / quyền lợi tốt nhất

Lý do:

  • đây là sản phẩm cho phép khách hàng lựa chọn thời gian bảo vệ ngắn (với Chubb là tối đa 65 tuổi, với Bảo Việt là tối đa 20 năm)
  • đây là các sản phẩm liên kết chung, cho phép đóng phí linh hoạt từ năm hợp đồng thứ 4 trở đi. Có nghĩa là 3 năm đầu bạn cần đóng đầy đủ phí bảo hiểm, từ năm thứ 4 trở đi muốn đóng bao nhiêu thì đóng. Các loại phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng sẽ được trừ thẳng vào giá trị tài khoản quỹ liên kết chung của bạn. Hợp đồng sẽ chấm dứt khi giá trị tài khoản quỹ không còn đủ để khấu trừ các loại chi phí nói trên
  • theo ước tính của tác giả thì bạn chỉ cần đóng đủ phí trong khoảng 6-7 năm là đủ để duy trì bảo vệ khoảng 20 năm

Update 2021-10-00

sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tỉ lệ mức phí / quyền lợi tốt nhất

Những lưu ý khi mua bảo hiểm sức khỏe

  • Có rất nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ bán bảo hiểm sức khỏe trên thị trường Vietnam (Bảo Việt, VBI, Pacific Cross,...) vì vậy không nhất thiết phải mua bảo hiểm sức khỏe kèm bảo hiểm nhân thọ
  • bảo hiểm sức khỏe là 1 sản phẩm tương đối quy chuẩn, tiền nào của nấy. Phí bảo hiểm thường khoảng 2-10 tr/năm
  • bảo hiểm sức khỏe thường chỉ chi trả cho nằm viện nội trú. Khách hàng có thể mua kèm quyền lợi điều trị ngoại trú, tuy nhiên phí thường đắt so với quyền lợi nhận lại
  • khi mua bảo hiểm sức khỏe, vấn đề không nằm ở con số tổng quyền lợi bảo hiểm, mà nằm ở 3 yếu tố
    • giới hạn phụ:
      • như là số tiền chi trả tối đa cho 1 lần nằm viện, cho 1 lần phẫu thuật
      • vd: công ty bán gói bảo hiểm sức khỏe chi trả tối đa 1 tỷ / bệnh (gói cao cấp) trong suốt thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên giới hạn phụ cho chi phí điều trị nội trú (thuốc, xét nghiệm,...) chỉ là 60tr/năm/bệnh -> Không hiệu quả!
      • vd: công ty bán gói bảo hiểm sức khỏe quyền lợi tối đa 250tr/năm (gói Titan) nhưng giới hạn phụ 1 lần nằm viện không phẫu thuật chỉ 50tr -> Nghĩa là 1 năm phải nằm viện 5 lần mới xài hết!!
    • điều khoản loại trừ:
      • khách hàng cần đọc kỹ trong bản Quy tắc và Điều khoản của sản phẩm bảo hiểm
    • thời gian chờ:
      • với nhiều bệnh thì khách hàng cần phải chờ 90-360 ngày mới bắt đầu được chi trả
      • khách hàng cần đọc kỹ trong bản Quy tắc và Điều khoản của sản phẩm bảo hiểm

Những lưu ý trước khi đặt bút ký mua bảo hiểm nhân thọ

  • hãy yêu cầu tư vấn viên của bạn đọc cùng bạn. Nếu bạn có thắc mắc thì giải đáp ngay tại chỗ
  • đọc kỹ hợp đồng trước khi ký đóng tiền mua bảo hiểm nhân thọ, chứ không phải chờ sau khi ký
    • tư vấn viên bảo có 21 ngày để hủy hợp đồng và hoàn tiền
    • không nên nghe
    • vì trong điều khoản hợp đồng sẽ có 1 điều liên quan đến "Thời hạn xem xét lại". Thường điều khoản này nói rằng công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả lại phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng, sau khi khấu trừ chi phí khám, xét nghiệm y khoa liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
  • khách hàng phải kê khai tình trạng sức khỏe trung thực và đầy đủ, dù cho công ty bảo hiểm có cho đi khám thẩm định
    • vì trong điều khoản hợp đồng sẽ có nhắc: việc thẩm định sức khỏe không thay thế cho nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực của Bên mua bảo hiểm. Trong trường hợp Bên mua cố ý vi phạm nghĩa vụ này, công ty bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không chi trả bất cứ quyền lợi bảo hiểm hay hoàn trả bất cứ khoản phí bảo hiểm nào mà Bên mua đã đóng

Counterarguments from insurance consultants/resellers


Footnotes

  1. https://vanban.chinhphu.vn. Thông tư số 50/2017/TT-BTC, p.5. Accessed Apr. 20, 2022˄