FiinPro Digest 9: Chứng khoán Việt Nam: Chiến lược sống chung với COVID
ref: FiinPro Digest #9
Bối cảnh vĩ mô nhiều thách thức trong ngắn hạn. Những tác động trên theo chúng tôi chỉ là ngắn hạn vì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được khôi phục do áp lực áp triển kinh tế và an sinh xã hội. Chiến lược chống COVID đã thay đổi và những động thái tiến tới mở cửa trở lại từng phần và cách ly theo vùng như hiện nay dự kiến sớm được thực hiện trong cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 này.
Môi trường lãi suất thấp ổn định và nới lỏng tiền tệ dự kiến sẽ được thực hiện nhằm hỗ trợ khôi phục kinh tê. Số liệu tính toán của chúng tôi chỉ ra rằng mặt bằng lãi suất tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đã giảm khá mạnh 1 năm qua. Lãi suất bình quân thực tế (được tính toán bằng chi phí lãi huy động tiền gửi chia cho số dư tiền gửi bình quân) của hệ thống ngân hàng đã giảm từ mức hơn 6% giai đoạn trước quý 2-2020 về mức 4,4% trong nửa đầu năm 2021 này.
Các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn hơn chứng khoán
- Kênh tiền gửi tiết kiệm: Lãi suất tiết kiệm thực tế hiện nay chỉ ở mức 4,4% (tính chung cho tất cả các kỳ hạn). Mặc dù đây không phải là kênh đầu tư nhưng rõ ràng không phải là mức hấp dẫn nếu so với kênh đầu tư nào. Ví dụ với mức lãi suất tiền gửi 4,4% này thì sẽ có sức hấp dẫn tương đương với P/E của thị trường chứng khoán ở mức 22,7 lần (100/4,4).
- Kênh trái phiếu doanh nghiệp
- Kênh đầu tư BĐS
- Kênh đầu tư vàng: Giá vàng trong nước nới rộng mức chênh lệch với thị trường quốc tế lên mức kỷ lục 9-10 triệu VND/lượng, khiến nhà đầu tư vàng vật chất chịu rủi ro lớn.
- Kênh lưu giữ USD: Chính sách lãi suất hiện nay của Việt Nam áp dụng cho tiền gửi USD ở mức 0% và cung ngoại tệ dồi dào và khả năng mất giá của VND thấp với bối cảnh dữ trữ ngoại hối của Việt Nam tốt như hiện nay làm cho nắm giữ USD không còn sinh lợi mà chỉ có tác dụng “bảo toàn” trong bối cảnh hiện nay.
Vậy cổ phiếu đang “ngã giá” trên mặt bằng định giá nào? Và hiện đắt hay rẻ?
- VN-Index hiện được định giá P/E ở mức 16,3x lợi nhuận trượt 4 quý gần nhất đến hết quý 2 năm 2021, thấp hơn mức trung bình 10 năm cộng một độ lệch chuẩn (17,4x) và tương đương mức định giá trung bình trong giai đoạn 1 năm trước khi Covid-19 khởi phát. Vậy mức định giá này đắt hay rẻ?
- Vậy so với lãi suất tiền gửi thì sao? với mức lãi suất tiền gửi 4,4% này thì sẽ có sức hấp dẫn tương đương với P/E của thị trường chứng khoán ở mức 23,8x lần (100/4,4 và điều chỉnh 5% thuế thu nhập trên tiền gửi).
- Nếu so với dự báo lợi nhuận cả năm 2021 và tiềm năng lợi nhuận 2022 thì rõ ràng cũng rẻ. Lý do là nếu LNST 2H2021 tương đương cùng kỳ 2020 thì tăng trưởng lợi nhuận cả năm 2021 vẫn có thể đạt 31,5%, tức là chúng ta hiện đang giao dịch ở mức 16,0 lần lợi nhuận 2021. Nếu chúng ta cùng kỳ vọng doanh nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng 27% vào năm2022 (như chúng tôi chỉ ra trong báo cáo lần trước) thì chứng khoán Việt Nam đang được giao dịch ở mức 13,2 lần lợi nhuận 2022.