Reading 2022-04-18
Metadata
- Ref:: Tóm Tắt Nhanh VN
- Title:: Toàn cảnh thời bao cấp, Việt Nam nghèo nhất khu vực
- Author:: Tóm Tắt Nhanh VN
- Year of publication:: 2021
- Category:: Blog
- Topic::
- Related:: wikipedia
Notes from reading
It would be fun if I had chance to learn this in history class when I was in high school. Just simply the facts, the reasons and its consequences. Sadly history was always written by the winners. Lịch sử không nên bị lãng quên, và hận thù có thể bị xóa nhòa.
Thời kỳ bao cấp, một trong những giai đoạn lịch sử tăm tối của dân tộc.
GDP per capita Vietnam 1985: 89 USD
Nền kinh tế kế hoạch hóa:
- nhà nước quyết định loại và số lượng hàng hóa được sản xuất
- xí nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu quy định, bất chấp quy luật thị trường
- nhà nước thu mua lại với giá ngang bằng hoặc thấp hơn cả chi phí sản xuất
- dẫn đến nền kinh tế mất động lực để phát triển, người dân không thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản
Chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đẩy người dân vào các hợp tác xã
- người dân bị buộc đóng góp tất cả tư liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò, công cụ lao động cuốc xẻng)
- hơn 96% tài sản của người dân đã thuộc về tập thể
- mọi của cải làm ra được nhà nước thu gom và phân phối lại theo tiêu chuẩn
- động lực lao động bị triệt tiêu
- dẫn đến sản xuất nông nghiệp bị khựng lại, trong khi dân số tiếp tục gia tăng
Người dân bắt đầu phải ăn cơm độn khoai, bo bo.
Bo bo là 1 loại hạt cứng mà Liên Xô viện trợ. Bo bo là lúa miến (sorghum). Bo bo có vỏ rất cứng, ít khi được sử dụng làm thực phẩm trực tiếp cho con người. Bo bo cứng đến nỗi phải ngâm với nước vôi vài giờ trước khi nấu, mới có thể mềm được chút.
Do thị trường tự do bị xóa sổ nên hàng hóa được phân phối đến người dùng thông qua chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành nắm toàn quyền. Người dân muốn mua bất kỳ hàng hóa gì thì bên cạnh tiền, đều cần tem phiếu, sổ gạo mới có quyền mua.
Và tình hình càng tệ hơn khi giá phân phối qua tem phiếu của nhà nước chênh lệch thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường (năm 1975 giá thị trường tự do cao gấp 10 lần giá mua qua tem phiếu của nhà nước)
Tiêu chuẩn thực phẩm thời bao cấp so với hiện nay. Người Việt năm 2021 ăn một lượng thịt hàng tháng bằng 15 người dân thường được quyền mua hằng tháng vào thời bao cấp những năm 80.
Thảm họa cải cách giá - lương - tiền.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thời kỳ đó khuyến khích người dân gửi tiền. Nhưng khi muốn rút tiền thì phải làm đơn xin phép và phải liệt kê từng món chi tiêu. Và người dân không được rút quá 30% lượng tiền mà mình đã gửi.
Thảm họa kế hoạch đổi tiền ngày 1985-09-14. Mỗi gia đình chỉ được đổi lấy 2 nghìn đồng tiền mới. Tỷ giá 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới. Số tiền cũ không đổi được phải tiêu hủy hoặc gửi vào ngân hàng chờ xem xét. Dẫn đến tài sản tích lũy của người dân bị mất sạch. Đây là nỗi kinh hoàng của hàng vạn gia đình, nỗi đau của cả dân tộc.
Thảm họa cải cách giá - lương - tiền đã đẩy mọi thứ tới cùng cực. Buộc nhà nước phải bỏ mô hình cũ, thực hiện đổi mới toàn bộ nền kinh tế vào 1986-12.
- bãi bỏ chính sách hợp tác hóa nông nghiệp
- giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa
- chấp nhận kinh tế nhiều thành phần
Từ bỏ ảo tưởng về một nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể lo cho dân từ cây kim sợi chỉ, từ bỏ các giáo điều về 1 nền kinh tế chỉ huy, bước đầu chấp nhận những quy luật của kinh tế thị trường.
Đổi mới chính là sự sửa sai của thời kỳ bao cấp, chứ không phải là 1 thành tích của chính phủ.
Giá trị lớn nhất của thời bao cấp là trong tương lai Việt Nam sẽ không bao giờ phải chịu một thời bao cấp nào nữa.
Backlinks