Reading 2021-11-19

Metadata

  • Ref:: FiinRatings Insight #2
  • Title:: Trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam - Cân bằng giữa Lợi nhuận và Rủi ro
  • Author:: Khối Dịch vụ Xếp hạng Tín nhiệm (FiinRatings), FiinGroup
  • Year of publication:: 2021
  • Category:: Blog
  • Topic:: #topic.investment

Notes from reading

Báo cáo mang đến những phân tích chuyên sâu về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021 với những điểm nhấn chính:

  • Hoạt động phát hành trái phiếu vẫn rất sôi động
  • Kỳ hạn trái phiếu có xu hướng ngắn lại và lãi suất giảm khá mạnh
  • Chất lượng tín dụng nhà phát hành phân ở mức rất yếu đối với các đơn vị phát hành chưa niêm yết
  • Bài học từ Evergrande cho tín dụng ngành Bất động sản Việt Nam

Kênh huy động vốn qua hình thức trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện đã trở thành một kênh dẫn vốn tương đối lớn trong mối tương quan với kênh vay vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như kênh huy động vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán.

Ở góc độ kênh đầu tư tài sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay không chỉ thu hút các định chế tài chính bao gồm ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ trái phiếu mà còn thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân

Những thay đổi pháp lý quan trọng trong thời gian gần đây bao gồm Nghị định 153155 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (“TPDN”) phát hành riêng lẻ, và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2019 đã có những tác động lớn đến sự phát triển của thị trường này

Lựa chọn trái phiếu để đầu tư: hiện có hàng trăm sản phẩm trái phiếu được chào bán trên thị trường bởi các CTCK và ngân hàng tuy nhiên thông tin về chất lượng trái phiếu còn chưa đầy đủ. Đầu tư trái phiếu thường có kỳ hạn dài hạn từ 3 đến 5 năm và do đó không chỉ lựa chọn trái phiếu có mức lãi suất cao mà các yếu tố về chất lượng nhà phát hành và các điều khoản để đảm bảo quyền lợi cũng như giảm thiểu rủi ro thu hồi lãi và gốc là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý

Cân bằng lợi ích và rủi ro: lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao và thời gian qua đã có một số doanh nghiệp bất động sản có năng lực tín dụng thấp đã nâng lãi suất phát hành nhằm thu hút nhà đầu tư cá nhân. TPDN là một kênh đầu tư khá hấp dẫn với mức lãi suất bình quân 10,2% so với mức lãi suất tiền gửi chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, chất lượng tín dụng một số nhà phát hành, đặc biệt là nhà phát hành chưa niêm yết là rất yếu

Rủi ro thu lãi và gốc thuộc về nhà đầu tư: Dưới tư cách nhà đầu tư thứ cấp, dù được định nghĩa là chuyên nghiệp hay cá nhân nhỏ lẻ, rủi ro về cơ bản là do người nắm giữ trái phiếu chịu trách nhiệm chứ không phải là các đơn vị tư vấn hoặc phân phối vì:

  • hầu như không có điều khoản bắt buộc đơn vị phân phối cam kết lãi và gốc sẽ được trả đầy đủ;
  • các điều khoản cam kết mua lại cần được trao đổi kỹ và đánh giá về điều kiện mua lại;
  • việc các đơn vị phân phối đề cập việc họ cam kết “bảo lãnh phát hành” thì không có nghĩa là họ cam kết với nhà đầu tư mà đó là cam kết với chủ đầu tư BĐS là khách hàng tư vấn của họ
  • trái phiếu có tài sản đảm bảo không có nhiều ý nghĩa với nhà đầu tư thứ cấp. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo, chúng tôi cho rằng NĐT sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thu được lợi nhuận kỳ vọng, và tính hấp dẫn của kênh đầu tư này sẽ giảm đi đáng kể

Backlinks