Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc
ref: luatkhoa
Cuốn sách ra mắt năm 2018: Censored: Distraction and Diversion inside China’s Great Firewall (tạm dịch: Bị kiểm duyệt: Gây phân tâm và đánh lạc hướng bên trong Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc).
Notes
Bộ máy kiểm duyệt tinh vi bậc nhất của chính quyền độc tài kỹ thuật số (digital authoritarianism).
Những dư luận viên này có biệt danh là “Đảng 50 xu” (Fifty Cent Party), bắt nguồn từ giai thoại là những người này nhận được 50 xu cho mỗi bình luận ủng hộ Đảng Cộng sản trên mạng internet.
hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc hoạt động thông qua ba cơ chế chính là tạo nỗi sợ hãi (fear), tạo rào cản kỹ thuật (friction) và lũ quét (flooding).
Biện pháp thứ nhất - khống chế dư luận bằng nỗi sợ hãi - đã có từ thời Mao. Chính quyền sử dụng hình phạt hoặc đe dọa để ngăn chặn người dân đọc và chia sẻ những thông tin nhạy cảm về chính trị.
- người dân có xu hướng phản ứng tiêu cực với các biện pháp kiểm duyệt hà khắc đó
- Việc sử dụng vô tội vạ biện pháp này tạo ra bất mãn trong nhân dân và làm giảm uy tín của chính quyền
- Vì rất khó để chính quyền tìm ra và nhắm đúng mục tiêu trong số hàng triệu người dùng internet, nên những biện pháp đàn áp hà khắc này chủ yếu được sử dụng để chống lại những nhà bất đồng chính kiến, người biểu tình và các nhà báo nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng
- Mặc dù số lượng các nhà bất đồng chính kiến bị giam giữ chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số người dùng internet, nhưng các vụ bắt giữ và xét xử gây ra nỗi sợ hãi, hoang mang lớn trong cộng đồng, từ đó khuyến khích người dùng tự kiểm duyệt khi tương tác trên không gian mạng.
Biện pháp thứ hai là “friction” – tạo ra các rào cản đối với việc tiếp cận thông tin, từ đó làm tăng chi phí về thời gian và tiền bạc cho việc tiếp cận và phổ biến thông tin của người dân.
- Ví dụ nổi tiếng nhất về chiến lược này chính là Vạn lý Tường lửa (The Great Firewall) do chính quyền dựng lên. Hệ thống này ngăn chặn người dùng Trung Quốc truy cập các trang web và mạng xã hội của phương Tây mà chính phủ cho là sản phẩm của các thế lực thù địch, có thể đe dọa an ninh chính trị Trung Quốc
- Các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội của Trung Quốc bị nhà cầm quyền yêu cầu phải chặn các từ khóa và lọc các tìm kiếm chứa thông tin nhạy cảm về chính trị
- những người vượt tường lửa thường là những người trẻ, có trình độ học vấn cao, hiểu biết về công nghệ, am hiểu về chính trị và thiếu lòng tin vào chính phủ. Vạn lý Tường lửa đã thành công trong việc tạo ra một rào cản ngăn cách hiệu quả giữa những người có trình độ học vấn cao, có hiểu biết về chính trị với phần lớn dân chúng thờ ơ và thiếu hiểu biết. Bằng cách tách biệt giới tinh hoa ra khỏi quần chúng, Đảng Cộng sản ngăn cản sự phối hợp giữa hai lực lượng này, từ đó giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra biểu tình và động loạn.
Phương cách cuối cùng thường được Đảng Cộng sản sử dụng là “flooding” – làm ngập mạng xã hội với các bài đăng và bình luận ủng hộ Đảng Cộng sản, ca ngợi lịch sử cách mạng hào hùng của đảng cũng như lặp đi lặp lại các khẩu hiệu tuyên truyền của chính quyền.
- Dư luận dễ dàng bị thao túng nếu họ tin rằng phần lớn dân chúng ủng hộ đường lối chính sách của chính quyền, những người có tư duy phản biện tốt cũng gặp áp lực tâm lý phải đi theo số đông
- thường được sử dụng để hướng sự chú ý của dư luận ra khỏi các sự kiện chính trị nhạy cảm, thay vào đó hướng người dùng đọc và chia sẻ những thông tin có lợi cho chính quyền.
những nhà đấu tranh dân chủ ở Trung Quốc không nên quá kỳ vọng vào tác động tích cực của internet đối với tiến trình dân chủ. Hầu hết người dùng mạng không cố gắng tìm cách để đọc thông tin bị kiểm duyệt, thay vào đó họ tiêu thụ những tin tức được bộ máy tuyên truyền cho phép và ưu tiên.
mô hình kiểm duyệt của Trung Quốc đã và đang được xuất khẩu sang các chế độ độc tài khác nhằm bảo vệ sự tồn tại và nâng cao tính chính danh của các chế độ này.